Ads 468x60px

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Đổi máy Pos cũ nhận Pos máy mới

Sự kiện đổi máy cũ nhận máy mới với sự hợp tác giữa Apex & Posiflex

Apex Dinh Thien Co., Ltd chuyên cung cấp sản phẩm máy in mã vạch, máy bán hàngmáy pos , máy kiểm kho, máy quét mã vạch... Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ hãng sản xuất Toshiba, Posiflex, Casio, Opticon, motorola... may ban hang

Apex Dinh Thien Co., Ltd là đơn vị phân phối sản phẩm chính hãng của Toshiba, Posiflex tại Việt Nam. Là đơn vị phân phối chính thức của Posiflex tại thị trường Việt Nam.

Apex Dinh Thien Co., Ltd chúng tôi đang diễn ra sự kiện đổi máy bán hàng, linh kiện, sản phẩm p.o.s với sự hợp tác nhà sản xuất Posiflex.

- Chương trình áp dụng cho tất cả các khách hàng có sản phẩm p.o.s. (*) Khách hàng không mua sản phẩm của công ty vẫn được tham gia sự kiện.

- Trong thời gian diễn ra trương trình khuyến mãi chúng tôi sẽ nhận tư vấn, xây dựng hệ thống p.o.s tiêu chuẩn quốc tế với các chuyên gia Posiflex.

Liên hệ:
904 Tạ Quang Bửu, P. 5, Q. 8, TP. HCM, Việt Nam
Điện thoại: +84 (8) 3982.3965 - 3982.396868 - 3982.396869 - Fax: +84 (8) 3982.3966
Email: sales@dinhthien.com.vn - 

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Tim kiếm nguyên nhân hàng loạt siêu thị điện máy đóng cửa hàng

Đứng trước thực trạng nợ nần cửa hàng và hàng tồn kho quá nhiều, làm cho nhiều siêu thị điện máy phải đóng cửa, chạy nợ.
Thời điểm 4 năm trước đây là thời điểm phát triển ồ ạt của các siêu thị điện máy, điện tử. Vào thời điểm đó, rất nhiều các siêu thị điện máy đua nhau ra đời, mọc lên như nấm ở các tỉnh thành lớn của cả nước. Tuy nhiên, từ giữa năm 2011 và đặc biệt là từ đầu năm 2012, đứng trước tình trạng nợ nần và nhiều khó khăn gặp phải trong quá trình kinh doanh, nhiều siêu thị điện máy đã phải đóng cửa, bỏ cuộc chơi. Dự báo thị trường sẽ còn chứng kiến sự ra đi của nhiều thương hiệu khác.
Mới đây, siêu thị điện máy HomeOne (thuộc Công ty cổ phần Dịch vụ bán lẻ Tiên Phong) cuối cùng trong hệ thống cùng tên trên địa bàn TP.HCM đã đóng cửa kinh doanh do công ty sở hữu mặt bằng thu hồi địa điểm vì nợ quá hạn. Theo đó, chi nhánh HomeOne tại ngã ba Phan Văn Trị - Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp, TP.HCM) vừa bị niêm phong.
Một nguồn tin cho biết, Công ty Tiên Phong nợ tiền thuê mặt bằng của Công ty Z755 nhiều tháng liền, số tiền có thể lên đến vài tỷ đồng. Do đó vào ngày 31/8, sau khi các bên liên quan họp từ trưa đến chiều, siêu thị đã bị niêm phong hoàn toàn. Ngày 3/9, hai bên sẽ tiến hành kiểm đếm, bàn giao tài sản. Ngày 10/9, Tiên Phong phải bàn giao nguyên trạng mặt bằng cho Z755.
Chi nhánh của HomeOne ở Vincom Center A (quận 1) đóng cửa. Ảnh: Pháp luật TP.HCM.
Trước đó, vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7, một siêu thị HomeOne khác trong chuỗi nằm trong Trung tâm thương mại Vincom A cũng đã đóng cửa, trả mặt bằng sau 1 năm kinh doanh. Trước đó nữa, siêu thị HomeOne nằm tại số 302 đường Tô Hiến Thành, quận 10, TP.HCM cũng phải làm việc tương tự.
Trong khi đó, trang web bán hàng của HomeOne ở địa chỉ homeone.vn ở thời điểm ngày 3/9 hiện chỉ hoạt động ở mảng hàng tiêu dùng, ngưng hoạt động ở mảng hàng điện máy.
Trước HomeOne, thị trường điện máy TP.HCM đã từng chứng kiến nhiều siêu thị đóng cửa. Nổ phát súng đầu tiên trên thị trường điện máy TP.HCM là vụ phá sản của WonderBuy ngày 13/6/2011 sau gần một năm hoạt động. Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Điện máy, máy tính, viễn thông Hợp Nhất, đơn vị sở hữu thương hiệu WonderBuy cho biết siêu thị đã thua lỗ hơn 52 tỷ đồng, trong đó gồm tiền thuê mặt bằng, tiền hàng hóa của các nhà cung cấp.
Ngay sau khi WonderBuy đóng cửa vài ngày, đến lượt Công ty TNHH Điện máy điện lạnh Hoàng Linh (số 190 Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM) đã "cửa đóng then cài" mà không có bất kỳ thông tin nào và cũng không liên lạc được. Nhiều người cho rằng, Hoàng Linh đã theo chân WonderBuy ra đi.
Sang năm 2012, siêu thị điện máy Best Carings tại Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM cũng đóng cửa. Trước đó, một số siêu thị điện máy như Lộc Lê, Vietnamshop.com cũng đã âm thầm ra đi. Lý do, quá vắng khách trong khi vốn đầu tư thấp.
Tại Hà Nội, một loạt các siêu thị điện máy cũng bắt đầu thu hẹp quy mô trưng bày. Siêu thi Điện máy Pico tại 173 Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, trước đây bề thế với 4 tầng nay đã thu lại còn 3. Tuy mặt bằng thuê dài hạn, nhưng vẫn phải thu hẹp để cắt giảm các chi phí cố định như tiền điện.
Siêu thị điện máy Trần Anh tại 292 Tây Sơn, quận Đống Đa cũng trong tình cảnh tương tự, thu hẹp quy mô từ 4 tầng giảm xuống còn 3 nhằm giảm các chi phí.
Cuối năm 2011, Trần Anh mở 1 siêu thị điện máy tại quận Long Biên với diện tích 5.000 m2 thì sau vài tháng bán hàng đã quyết định trả lại 1/2 diện tích.
Siêu thị Media Mart cũng đã phải đóng cửa điểm bán hàng ở Nguyễn Chí Thanh, còn siêu thị Việt Long cũng dừng bán hàng ở Hà Đông.
Một doanh nghiệp kinh doanh điện máy cho biết, hiện nay có không ít các siêu thị tại Cần Thơ, TP.HCM, Hà Nội lâm vào cảnh tài chính rất khó khăn, không có tiền trả tiền thuê mặt bằng, nợ lương, nợ bảo hiểm nhân viên, giảm bớt nhân viên...
Những khó khăn của nền kinh tế, dẫn tới sức mua của người tiêu dùng giảm sút được cho là nguyên nhân chính khiến nhiều siêu thị điện máy lâm vào tình cảnh khó khăn, dẫn đến phá sản, phải đóng cửa.
Được biết, một siêu thị điện máy mở ra,nhà cung cấpsản phẩm sẽ cho siêu thị đó nợ tiền sản phẩm 3-4 tuần. Không ít doanh nghiệp sẽ dùng số lãi và nợ hàng nhà cung cấp chưa đến hạn phải trả để tiếp tục mở thêm một siêu thị hay trung tâm khác, thực hiện chiến lược nhanh chóng phủ rộng, tăng các điểm bán hàng. Khi đến hạn trả nợ nhà cung cấp từ những đơn hàng trước (đã bán hết), các siêu thị lại quay vòng tiền bằng vay ngân hàng từ tài sản thế chấp và hàng tồn kho để "đập" vào khoản nợ hàng cho nhà cung cấp. Cứ thế, các trung tâm, siêu thị điện máy ra đời và với quy trình như vậy.
Nhiều siêu thị điện máy cầm cự qua cơn bĩ cực. Ảnh: An ninh Thủ đô
Nhiều doanh nghiệp có thể mở tới 3-5 siêu thị trong một thời gian ngắn, nhưng thực tế trong đó, chi phí đầu tư về hạ tầng, hàng hóa và các chi phí khác lại chủ yếu của nhà cung cấp và của ngân hàng. Nếu thị trường tốt hoặc chỉ lỗ trong thời gian ngắn thì doanh nghiệp sẽ dễ bù lại khoản đó, nhưng thị trường xấu đi, cứ mỗi hôm lỗ một ít, lỗ này chồng lỗ kia, đến một thời điểm doanh nghiệp không thể gánh vác được nữa sẽ buộc phải phá sản.
Với góc độ của "người trong cuộc", Giám đốc kinh doanh Công ty Trần Anh từng cho báo giới biết, có 2 lý do dẫn tới một loạt các siêu thị điện máy phải đóng cửa, đó là chi phí thuê mặt bằng quá cao dẫn đến kinh doanh không hiệu quả và hàng tồn kho lớn bởi sức mua suy giảm.
Chi phí mặt bằng thường chiếm tới 50% tổng chi phí của các siêu thị. Tính toán sơ bộ, để có hiệu quả thì doanh số tính trên m² diện tích sàn ở mức 100 triệu đồng/tháng, nhưng hiện nay doanh số thu được của các siêu thị thường chỉ đạt 50 - 60 triệu đồng/m²/tháng, thậm chí là 30 triệu đồng/m², vì thế mà kinh doanh không có hiệu quả. Hơn nữa, với nhiều siêu thị, hệ thống phần mềm quản lý hàng tồn kho quá kém, không quản lý được, vòng quay hàng tồn kho kéo dài. Hàng tồn kho tăng cao trong khi vốn vay lớn, lãi suất cao là nguyên nhân dẫn đến sức chịu đựng nhiều siêu thị đi đến giới hạn cuối cùng, không kham nổi và đành "bỏ cuộc chơi".

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Nhân viên bán hàng vô cớ hành hung khách hàng

Nhân viên bán hàng vô cớ hành hung khách hàng

(Theo báo thanh niên) Ngày 23/8/2013, chị Duyên cùng một vài người bạn tham quan Khu Di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Lúc 10 giờ 30 phút khi tới gian hàng bán đồ lưu niệm tại Khu Bái Đường, chị Duyên định chụp một bức ảnh làm kỉ niệm ngay trước gian hàng. Tuy nhiên, vừa giơ máy ảnh lên thì nhân viên bán hàng tên Xuân nhắc nhở là “không được chụp ảnh”. Thấy vậy, chị Duyên không chụp nữa và quay sang nói với bạn một câu tiếng Anh "very easy to do” (nghĩa là rất dễ để làm).

"Ngay lập tức nhân viên tên Xuân nói to “mày nói cái gì, quay lại xin lỗi cô ngay”. Thấy tôi không quay lại, chị Xuân liền chạy tới cầm chặt tay, lôi mạnh tôi vào bên trong gian hàng. Theo phản xạ tự vệ, tôi đã giãy dụa và vùng ra được và nói “cháu chẳng nói gì với cô cả”. Không dừng lại ở đó, chị Xuân cầm chiếc quạt tre được bày bán ở sạp lấy phần chuôi quất liên tục vào cẳng tay trái của tôi, khiến tay tôi bị bầm tím, sưng cục và tấy đỏ", chị Duyên kể lại.

Cuộc xô xát xảy ra dưới sự chứng kiến của rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế và cả camera ghi hình giám sát.

Sau đó, chị Duyên đã ra Công an phường sở tại trình báo.

Tại buổi làm việc ngay sau đó, đại diện lãnh đạo Phòng Hành chính, Ban Quản lý Khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thừa nhận chuyện nhân viên bán hàng của Khu Di tích đã có xô xát với khách du lịch và sai sót này xin có phương án bồi thường.
Thiết nghĩ, với tầm cỡ quốc gia của Khu Di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám thì hành động của nhân viên bán hàng đã và đang làm xấu hình ảnh du lịch của nước nhà. Những hành động, lời nói tương tự như thế này cần được những cá nhân, tổ chức làm du lịch nghiêm túc, rút kinh nghiệm

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Máy in mã vạch công nghiệp B-EX4T1


Hãng sản xuất: TOSHIBA
Thuộc máy in mã vạch công nghiệp
Dòng tiếp theo của Toshiba B-EX4
Công nghệ in nhiệt, truyền nhiệt trực tiếp
Tốc độ in 14 ips (355 mm/sec)
Độ phân giải 305 dpi
Khổ giấy in 120 mm (4.7 ")
Gọi đặt hàng & tư vấn
(08) 3982 3968 - 3982 3969

CHI TIẾT MÁY IN MÃ VẠCH B-EX4T1
B-EX4T1-GS12B-EX4T1-TS12
CHARACTERISTICS
PrintheadNear-edge
DimensionsH:310mm(12.2") x W:278mm(10.9") x D:460mm(18.2")
InterfaceUSB 2.0, Ethernet
Optional InterfaceParallel, serial, wireless LAN, RTC & USB host
Network ToolSNMP
Memory32Mbytes SD RAM, 16Mbytes Flash ROM
PRINT
MethodDirect thermal / Thermal transfer
Print Width104 mm (4.09")
Max. Print Speed14 ips (355 mm/sec)
Resolution203 dpi305 dpi
FontBitmap and outline
BarcodeIncludes GS1 DataBar (RSS) compatibles
MEDIA
Paper Width120 mm (4.7")
Paper AlignmentCenter
Paper Roll200 mm (7.9")
Std. Ribbon Length600 m (1980')
OPTIONS
Cutter, rotary cutter, peel off & internal rewinder, RFID kit
Ribbon save module

Nét đẹp của phương pháp bán hàng

Lương tâm người bán đôi khi tỷ lệ nghịch với những gì nhận được. Ở một đại lý không bẫy khách, tiền hoa hồng lại thường hẻo hơn.
Khi vào làm ở đại lý "không áp lực", tôi được phép sử dụng "phone work" xây dựng khách hàng tiềm năng. "Phone work" là tiếng lóng, dùng cho những cuộc gọi làm phiền khách vào giờ ăn tối. Tôi nhận ra mình trở thành thứ đáng ghét nhất - tiếp thị từ xa.
Danh sách khách hàng tiềm năng là tên và số điện thoại người mua cách đây vài năm (dường như chuẩn bị mua xe mới) hoặc vừa mang xe tới bảo dưỡng. Mỗi ngày chúng tôi lọc ra 20 cái tên, có khả năng thành công nhất. Một vài người tỏ vẻ lạnh nhạt sẽ có lịch gọi 6 tháng một lần. Tất cả các cuộc gọi đều được lưu vào máy tính.
Các nhân viên tuân theo quy trình khi thực hiện cuộc gọi, dù với tôi nó cứng nhắc và lố lăng. Từng câu phải đúng như bản nhắc, chẳng hạn sau câu giới thiệu luôn là "Tôi có làm gián đoạn việc quan trọng không?". Thật vớ vẩn.
Ảnh minh họa
Tiếp đến phải giải thích tại sao có cuộc gọi này: "Chúng tôi đang cần xe cũ chất lượng tốt và muốn mua với giá hợp lý. Ngài mang xe tới vào buổi tối hay buổi sáng là phù hợp?".
Sự hấp dẫn của hệ thống này ở chỗ "khách hàng tưởng chúng ta mời họ bán, nhưng thực chất lại đang nhử họ mua".
Vài người thấy cơ hội, mang xe tới đại lý. Họ chuẩn bị tư tưởng bán nhưng phần lớn vừa bán xong lại muốn mua mới. Với vài cái liếc mắt nhìn quanh, gặp một dòng xe ưa thích và thế  là có phi vụ bán cũ đổi mới.
Tiếp thị từ xa, ở cách nào đó, là ý tưởng tuyệt vời. Nhưng không phải với tôi.
Mánh khóe khác là gửi tin nhắn tới người từng mua xe ở đại lý, với nội dung phổ biến: "Mr., tôi có vài thông tin quan trọng về chiếc Toyota Corolla 1996 của ông và cần liên hệ gấp, hãy gọi theo số....". Cách này gần như luôn có kết quả, nhưng đa số khách ngắt máy cái rụp khi nghe tới câu "muốn mua lại xe của ông".
Nhưng vấn đề của tôi là chẳng bán được xe nào. Cô trợ lý động viên: "Đừng bỏ cuộc, tôi biết hàng chậm nhưng hãy đợi tới cuối tuần. Anh sẽ bán được một chiếc thôi".
"Đợi tới cuối tuần" là câu cửa miệng của giới bán xe. Mọi thứ dường như được giải quyết hết vào hai này đó. Một trong các sếp nói rằng cuối tuần rất nhiều "cá ngừ".
"Tại sao lại là cá ngừ?"
"Cậu biết mà -  rất nhiều cá lao vào thuyền. Rồi sẽ thấy".
"Đàn cá ngừ" chưa bao giờ xuất hiện ở đại lý trước. Tôi hồi hộp cho tới sáng thứ bảy, khi bước đi làm thật sớm. Nhưng quá trưa rồi mà chờ vẫn hoàn chờ. Tôi quyết định đi ăn chút gì đó trước khi đàn cá tới. Đúng lúc rảo bước ra xe, Al gọi: "Dude, anh đi đâu đấy?"
"McDonald's, anh có muốn mua gì không?".
"Dude, dude. Anh không thể đi. Anh sẽ mất khách, đó có thể là chiếc bánh giá 300 USD đấy".
Al là người có sức thuyết phục. Chúng tôi gọi pizza giao tận nơi. Khi hàng tới, điều không hay xảy ra. Al không đủ tiền để trả phí phát sinh. Tôi trả hộ và cả hai ngồi xuống ăn. Tôi chưa bao giờ thấy ai ăn nhanh như vậy. Al ngoạm miếng pizza, nhai ngấu nghiến trong vài phút rồi mau ra ngoài chờ "gà".
2 giờ chiều, tôi gặp "gà", người đàn ông lóng ngóng giữa lô xe mới. Đây là vị khách thực sự đầu tiên, kể từ buổi semina về bán hàng. Tôi bước tới, trong đầu cố nhớ lại những gì đã học.
Anh tên Ron, mang xe tới bảo dưỡng chứ không có ý định mua. Nhưng để giết thời gian, anh muốn tôi giới thiệu vài mẫu sedan. Chiếc trang bị động cơ V6 dường như được chú ý nhất.
Nhưng tôi lại đưa Ron tới phiên bản rẻ nhất. Nguyên tắc là "muốn bán được, hãy bắt đầu từ cái thấp nhất". Điều này có nghĩa hãy giới thiệu cho khách bản thấp cấp, rồi dẫn họ lên các bản cao hơn. Lý do thật đơn giản, khi đã ngồi ghế da và cảm nhận sức mạnh của động cơ V6, làm thế nào để anh ta hào hứng với ghế nỉ và ì ạch với kiểu 4 xi-lanh?
Chiến thuật bắt đầu. Ron muốn nội thất rộng, cảm giác lái tốt và công suất cao. Không vấn đề, tôi nói. Rồi một ý tưởng thoáng trong đầu, bật lên thành tiếng: "Chúng ta làm vài vòng nhé, tôi sẽ chỉ cho anh chiếc xe ưng ý. Nếu ổn thì làm thủ tục sau".
Ron đồng ý và cho biết muốn trả bằng tiền mặt thay vì qua ngân hàng hay thuê. Tôi lấy mọi thông tin cần thiết cho phi vụ đổi cũ lấy mới rồi đưa cho trợ lý bán hàng. Cô nhập vào máy tính nhưng bàn phím hỏng. "Tôi phải xử lý cái chết tiệt này bằng kiểu cũ", cô gắt trong lúc rút quyển sổ nhỏ tra cứu dựa trên số km, tuổi xe. Giá là 4.200 USD.
"Tin tốt đây", tôi nói với Ron khi anh đứng đợi ngoài sảnh. Nhân viên bán hàng bao giờ cũng quay lại với khách bằng câu đó. "Chúng tôi đưa ra mức giá 4.200 USD cho chiếc xe của anh. Tin tôi đi, giá đó hời đấy. Không có ở đâu đâu".
Tôi bồi tiếp về những lợi ích của việc thuê xe, đúng lúc trợ lý bán hàng ngoắc tay gọi vào phòng. Cô thì thầm: "Anh báo cho khách giá chưa?". "Rồi, dĩ nhiên. Nhưng sao?".
"Máy tính được rồi, và giá đó cao hơn nhiều so với thực tế. Nhưng thôi, tốt cho anh ta. Hãy ra và bảo không ai may mắn như thế đâu".
Tôi quay trở lại với Ron bằng nụ cười và câu nói "anh sẽ thích điều này cho xem". Giải thích những điều xảy ra và nói "anh nên đi kể với bạn bè chuyện lừa gã nhân viên bán hàng như tôi".
Ron mỉm cười. Bất cứ khi nào lấy được nụ cười của khách, họ nằm trong tay bạn.
Nhưng anh có vấn đề, như bao người khác, và quá đỗi phổ biến: Hỏi ý kiến vợ. Ron gọi về nhà nhưng bà xã ra ngoài với lũ trẻ. Anh tiết lộ cả hai đồng ý mua xe mới cho vợ và cô có thể làm loạn nếu anh mua trước.
Tôi ngồi với Ron 2 tiếng. Trời chuyển từ nắng nóng sang se se lạnh của buổi tối. Ron đói và tôi còn đói hơn. Sau mọi chuyện, không ai muốn trở lại vạch xuất phát.
Ron chẳng buồn liên hệ với vợ nữa. Anh chuẩn bị về thì điện thoại đổ chuông. Là cô ấy. Tôi ra ngoài để anh dễ nói. Có vẻ hơi ủy mị nhưng tôi cố hình dung cách xử lý vụ này. Tình huống cơ bản của người bán hàng là vẽ ra kết cục trước khi nó đến. Tôi hình dung cảnh bắt tay Ron rồi đưa hợp đồng cho anh ký.
Nhưng cuộc sống chưa bao giờ đơn giản. Sau cuộc nói chuyện, Ron vẫn chưa trả lời "có" hay "không". Anh lẩm bẩm: "Cô ấy đang tới".
Vài phút sau, vợ Ron xuất hiện trên chiếc van. Trước khi cô kịp nói, tôi phủ đầu : "Tôi giữ chồng chị làm con tin suốt buổi chiều đấy".
Cô cười. Tôi biết mình sẽ thành công. Họ đồng ý thuê xe 3 năm.
Cặp đôi chuyển đủ thứ linh tinh từ xe cũ sang xe mới. Cốc, bản đồ, băng cassette, đèn flash... Đợi Ron đi khuất, tôi lái xe cũ vào bãi. Nó thực sự kinh tởm. Nội thất ẩm mốc. Còn Ron đang lái xe mới, thơm tho và hẳn rất hài lòng. Tôi tự vui với tưởng tượng của mình. Hạnh phúc nhiều khi khá đơn giản.
Trở lại quầy khi mọi người hầu hết đã về. Bỗng nhiên sếp tới và nói: "Cậu làm nên điều phi thường với vị khách đó. Tôi phải phá luật của mình để buông lời khen đấy".
Vậy thực sự Ron có thương vụ tốt? Có vẻ là vậy. Anh chỉ phải bỏ ra 650 USD (chi phí thuê xe, bao gồm các khoản trả ngân hàng tháng đầu tiên, phí đăng ký và có thể vài khoản thuế...), trong khi có chiếc xe mới, mạnh hơn, tin cậy hơn, an toàn hơn và là phiên bản cao nhất.
Đó có phải là nét đẹp của phương pháp bán hàng "không sức ép?". Đứng ở góc độ người bán, nó cho phép nhân viên để tâm tới những gì khách hàng cần. Chỉ có vấn đề nằm ở hoa hồng. Tôi được 350 USD, không quá tồi cho 4 giờ làm việc.
Nhưng chả thấm vào đâu khi mỗi tuần bán một xe.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Máy quét sản phẩm mới không cần dùng tới mã vạch

Công ty công nghệ Toshiba (Toshiba Tec) vừa giới thiệu sản phẩm máy quét tính tiền thế hệ mới không cần mã vạch tại triễn lãm tiêu dùng Tokyo năm 2012.


Hiện nay thông thường các quầy tính tiền sử dụng máy quét laser để đọc mã vạch, tuy nhiên máy quét vật thể thế hệ mới này có thể quét trực tiếp hình dạng của sản phẩm thông qua cảm biến CCD, và nhận biết sản phẩm một cách tức thời.
"Thông thường, rau và trái cây ngon ở các siêu thị thực phẩm, đều được bày nguyên như vậy, mà không có dán mã vạch. Điều này có nghĩa là khi tính tiền, không thể dùng máy để đọc mã vạch mà phải bấm nút tên sản phẩm để nhập số tiền. Tuy nhiên, có những trường hợp người tính tiền không biết được tên của sản phẩm, gây khó khăn trong việc tính tiền, vì vậy chúng tôi đang nghiên cứu sản phẩm mới để giải quyết vấn đề này."

Máy quét mới này là một ứng dụng của kỹ thuật nhận biết mẫu (Pattern recognition) đang được nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu Toshiba, ngoài sản phẩm cần nhận biết, các yếu tố khác đều được xem là tín hiệu nhiễu, vì vậy tốc độ xử lý được tăng đáng kể.
"Khi xem hình ảnh thực tế này, có thể thấy ngay rằng xung quanh đều rất tối. Đối với những camera bình thường, vùng xung quanh đều được hiển thị, tuy nhiên ở đây chỉ hiện thị hình ảnh của vật thể cần chụp là trái táo. Điều này có nghĩa là ngay từ đầu, các tín hiệu nhiễu đều được loại bỏ hết, vì vậy có dịch chuyển đi nữa vẫn có thể nhận biết ngay lập tức. Ở đây kỹ thuật này là rất cần thiết."

"Trong lần triển lãm mẫu này, chúng tôi có chuẩn bị sẵn 3 loại táo đó là táo Fuji, táo Jonagold, táo Mutsu. Táo Fuji và táo Jonagold được trồng trong cùng điều kiện nên những người không rành có thể lầm đó là cùng một loại táo, tuy nhiên dựa vào những khác biệt nhỏ về hình dạng và màu sắc, máy quét vẫn nhận biết được."
Ngoài rau và trái cây, máy vẫn có thể nhận biết dễ dàng bia lon hay các giấy in như phiếu giảm giá. 

"Quả thật, việc thu thập dữ liệu ngay tại các cửa hàng là điều không thể, nên chúng tôi sẽ xây dựng sẵn các cơ sở dữ liệu ứng với từng mục đích như hàng nông sản... trước khi giao máy. Chẳng may nếu cơ sở dữ liệu không đủ, máy sẽ không nhận biết được chính xác, vì vậy việc xây dựng cơ sở dữ liệu; đồng thời để bất cứ ai cũng có thể sử dụng mà không cần luyện tập, thì khi đưa gần, đưa xa, hay khi dịch chuyển, máy đều phải nhận biết được ở cùng mức độ nào đó; tức việc hiệu chỉnh máy; là 2 nội dung quan trọng trong những nghiên cứu tiếp theo."
máy bán hàng, máy pos, máy tính tiền, máy tính tiền cảm ứng

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Máy bán hàng tự động siêu mỏng

Chiếc máy thoạt nhìn chỉ giống như một tấm poster quảng cáo của CocaCola nhưng thu hút rất nhiều người xem khi chức năng thực sự của nó bị lộ.

Một máy bán hàng tự động siêu mỏng nghe có vẻ điên rồ nhưng đó lại là ý tưởng tuyệt vời để quảng cáo sản phẩm dành cho người ăn kiêng - Diet Coke của CocaCola. Cùng với sự hỗ trợ của công ty quảng cáo Ogilvy&Mather, CocaCola đã thay đổi quan niệm về những tiêu chí cần có của một máy bán hàng tự động thông qua "The Slender Vender".



Chiếc máy bán hàng tự động này có thể đặt ở những vị trí hẹp đến bất ngờ như trên vạch phân cách khu đường dành riêng cho xe đạp, giữa 2 chiếc máy tập thể dục hay ghế công viên.
 

Sample text

Sample Text

Sample Text